Nhạc & Lời: Phạm DuyHòa âm: Quốc DũngTranh: Nguyễn SơnPhim ảnh: Dennis SchmelzMix & Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan
Tiếng hát:
|
- Home
-
HKN's Artwork
- Hoàng Khai Nhan hát (Playlist)
- Buồn Nào Như Lá Bay (Playlist)
- Em Yêu Dấu (Playlist)
- Tình Khúc Hoàng Khai Nhan (Playlist)
- Tình Khúc Hoàng Khai Nhan (Music Sheets)
- Tóc Em Nghìn Sợi (Music CD)
- The Making of Tóc Em Nghìn Sợi (Playlist)
- Hoàng Khai Nhan's Karaoke (Playlist)
- Thơ Hoàng Khai Nhan (Poems) Hình
- Thơ Hoàng Khai Nhan (Poems) Text
- Hoàng Khai Nhan Photography
- Hoàng Khai Nhan's Flickr Albums
- Hoàng Khai Nhan Giới Thiệu (Playlist)
- Hoàng Khai Nhan Presents (Playlist)
- Ngâm Thơ (Playlist)
- Nhạc Mùa Thu (Playlist)
- Nhạc Tiền Chiến (Playlist)
- Nhạc Vàng (Playlist)
- Thi Nhạc Giao Duyên (Playlist)
- Thơ Phổ Nhạc (Playlist)
-
HKN's Songs
- Tình Khúc Hoàng Khai Nhan (Tập Nhạc)
- Tình Khúc Hoàng Khai Nhan (Beats)
- Nhạc Thiếu Nhi Hoàng Khai Nhan (Tập Nhạc)
- Bản Thánh Ca Mùa Xuân (Vân Châu hát)
- Bạn Bè Hát Nhạc HKNhan (Playlist)
- Bóng Dáng Ngày Xưa (Quang Dũng hát)
- Buồn Nào Như Lá Bay (Nhiều Ca Sĩ)
- Cát Vàng Nhớ Gót (Quang Minh hát)
- Cát Vàng Nhớ Gót (Quang Minh hát) Ver 2
- Chiêu Niệm Khúc (Nhiều Ca Sĩ)
- Chiều Hát Lời Mây Ngàn (Nhật-Khai hát)
- Chiều Khúc (Nhều Ca Sĩ hát)
- Còn Nhau (Nhiều Ca Sĩ hát)
- Cung Chiều (Nhiều Ca Sĩ)
- Em Yêu Dấu (Nhiều Ca Sĩ)
- Giòng Đời Trôi Mau (Tác Giả hát) V2020
- Giòng Đời Trôi Mau (Tác Giả hát)
- Mấy Độ Tình Phai (Hoàng Khai Nhan hát)
- Mấy Độ Tình Phai (Nhật-Khai hát)
- Mấy Độ Tình Phai (Nhiều ca sĩ hát)
- Mùa Xuân Nghiêng Lá (Vân Khánh hát)
- Nắng Ngày Xưa (Hạnh Nguyên hát)
- Ngày Mới (Nhật-Khai hát)
- Như Bao Lần Anh Nhớ Em (Nhiều Ca Sĩ)
- Ơ Kìa Cô Bé (Tác Giả hát)
- Phố Xưa (Mỹ Tâm hát)
- Rừng Biên Giới (Cảm nhận của Diễm)
- Rừng Biên Giới (Ng Quang & Bè Cadillac)
- Tình Trầm (Nhiều Ca Sĩ hát)
- Tình Xưa (Vân Châu hát)
- Tóc Xưa (Mỹ Lệ hát)
- Tuổi Vào Đêm Vui (Nhật-Khai)
- Trăng Tù (Bảo Phúc hát)
- Vẫy Chào Sớm Mai (Nhiều Ca Sĩ)
- HKN's Karaoke
-
Playlists by Author
- Anh Bằng
- Cung Tiến
- Du Tử Lê (Thơ Phổ Nhạc)
- Dương Thiệu Tước
- Đan Thọ
- Đinh Hùng (Thơ Phổ Nhạc)
- Đoàn Chuẩn & Từ Linh
- Đỗ Thất Kinh
- Hoàng Khai Nhan
- Hoàng Quốc Bảo
- Hoàng Trọng
- Lê Tín Hương
- Lưu Trọng Cao Nguyên (Thơ Phổ Nhạc)
- Mùi Quý Bồng (Thơ Phổ Nhạc)
- Ngô Thụy Miên
- Nguyên Bích
- Nguyễn Hiền
- Nguyễn Nhựt Khánh
- Phạm Anh Dũng
- Phạm Duy
- Phạm Đình Chương
- Thanh Trang
- Tô Vũ
- Trần Duy Đức
- Trần Trịnh
- Trần Thiện Thanh
- Trịnh Công Sơn
- Trường Sa
- Từ Công Phụng
- Văn Phụng
- Võ Tá Hân
-
Playlists by Singer
- Diễm Playlist
- Bảo Yến Playlist
- Bích Liên Playlist
- Diệu Hiền Playlist
- Duy Quang Playlist
- Duy Trác Playlist
- Hoàng Khai Nhan Playlist
- Hồ Hoàng Yến Playlist
- Khánh Ly Playlist
- Lệ Thu Playlist
- Mai Hương Playlist
- Minh Oanh Playlist
- Mộng Thủy Playlist
- Mỹ Hạnh Playlist
- Ngọc Hạ Playlist
- Ngọc Huy Playlist
- Ngọc Quy Playlist
- Nguyễn Quang Playlist
- Quang Dũng Playlist
- Quang Tuấn Playlist
- Quỳnh Dao Playlist
- Sĩ Phú Playlist
- Thanh Chi Playlist
- Thanh Lan Playlist
- Thái Hiền Playlist
- Thái Thanh Playlist
- Thu Vàng Playlist
- Trần Thái Hòa Playlist
- Trọng Bắc Playlist
- Tuấn Ngọc Playlist
- Vũ Khanh Playlist
- Vân Châu Playlist
- Vương Đức Hậu Playlist
- Ý Lan Playlist
-
Articles
- Em Yêu Dấu (bài viết của Diễm)
- Ơ Kìa Cô Bé (bài viết của Diễm)
- Chiêu Niệm Khúc... Rộn Ràng (Diễm)
- Tiếng Hát Nửa Vời (Cảm Nghĩ Của Diễm)
- Đêm Bạn Bè Hát Nhạc Hoàng Khai Nhan
- Bích Huyền Introduces HKN on VOA
- Little Saigon Radio Introduces HKN
- Trường Kỳ Introduces HKN on VOA
- Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn) HKN hát
- Nắng Chiều (L.T. Nguyễn) HKN & VĐH hát
- Tản Mạn Nắng Chiều (Diễm)
-
Links
- www.facebook.com/hoangkhainhan19
- Hoàng Khai Nhan's YouTube Channel
- Subscribe to my YouTube Channel
- NS Hoàng Khai Nhan - Saigon Ocean
- Fobnull's YouTube Channel
- Lê Thanh Hương Karaoke Channel
- HKN Thực Hiện 200+ Video Clips Tân Nhạc VN
- Nhạc Việt Trước 1975
- clyp - the best platform for audio
- Hội Ái Hữu Petrus Ký Úc Châu
Tiếng Đàn Tôi (Phạm Duy)
Đêm Xuân (Phạm Duy)
Đêm XuânNhạc & Lời: Phạm Duy(Nơi & năm viết: Chợ Neo Thanh Hóa 1949)Tiếng hát: Hoàng Khai NhanThu thanh, Mix & Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan(California Tháng 8, 2019)
|
Hoàng Hạc Lâu
Chiêu Niệm Khúc (Nguyễn Quang hát)
Nhạc: Hoàng Quốc Bảo & Hoàng Khai Nhan (viết năm 1968)Lời: Hoàng Quốc Bảo (viết năm 2017)Hát: Nguyễn Quang (8/2019)Hòa âm: Hoàng Quốc Bảo & Quang Đạt (2017-2019)Phối khí & Mix: Quang Đạt (8/2019)Hình ảnh: Dương Quốc ĐịnhPhim ảnh: Aqua Geo GraphicThực hiện video: Hoàng Khai Nhan (8/2019)
Below is Soundtrack with Beat Only (Male) Cm: |
Chiêu Niệm Khúc
Bài Hát Nửa Thế Kỷ Mới Hoàn TấtNhạc: Hoàng Quốc Bảo & Hoàng Khai Nhan (viết năm 1968)Lời: Hoàng Quốc Bảo (viết năm 2017)Hát: Hoàng Quốc Bảo (7/2017)Hát: Thu Vàng (2018)Hát: Diệu Hiền (8/2019)Hát: Nguyễn Quang (8/2019)Hòa âm: Hoàng Quốc Bảo & Quang Đạt (2017-2019)Phối khí & Mix: Quang Đạt (8/2019)Hình ảnh: Dương Quốc ĐịnhPhim ảnh: Aqua Geo GraphicThực hiện video: Hoàng Khai Nhan (8/2019)
Below is Soundtrack with Melody (Female):
Below is Soundtrack with Beat Only (Female):
Below is Soundtrack with Beat Only (Male): |
Ơ Kìa Cô Bé
Chiêu Niệm Khúc... Rộn Ràng
Tạp ghi của
DiễmMột nhạc sĩ soạn nhạc từng nói với tôi rằng mỗi nhạc phẩm đều có một số phận. Tôi tin điều này cũng như tin vào “định mệnh” của mỗi phận người. Hôm nay, tôi vừa thưởng thức một bản nhạc có "lá số" khá lạ thường, và muốn được dông dài đôi chút cùng bạn đọc. Đó là một bài hát ‘chưa nghe đã thấy buồn’ mang tên "Chiêu Niệm Khúc." Thêm vào đó, ngay bên dưới tên tựa của bài hát (in trong music sheet) có một dòng chữ tuy nhỏ nhưng làm cho sống lưng tôi bỗng dưng… ớn lạnh: "In memory of Rezső Seress"
Xin thưa, Rezső Seress là tên của một nhạc sĩ dương cầm người Hungary, người đã sáng tác nhạc phẩm "Szomorú Vasárnap" để diễn tả tâm trạng thất tình của mình.
Thật không ngờ, đây lại là một nhạc phẩm đã làm cho biết bao nhiêu người nghe buồn đến mức phải tự tử vì giai điệu thê thiết, não nùng, ray rứt của từng nốt nhạc. Vì vậy, nó còn được biết đến dưới cái tên "Hungarian Suicide Song." Chắc hẳn bạn đọc đã từng nghe phiên bản tiếng Anh "Gloomy Sunday" qua giọng hát của nữ danh ca Billie Holiday với những câu hát tuyệt vọng như sau:
“Gloomy is Sunday, with shadows I spend it all
Nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã viết lời Việt cho bản nhạc này và đặt tên "Chủ Nhật Buồn" thường được nữ danh ca Khánh Ly trình diễn.
Như một định mệnh báo trước, người nhạc sĩ sáng tác ra "khúc ca tự tử" này cuối cùng cũng đã tự kết liễu đời mình trong một cơn trầm cảm đến cùng cực vào đúng một ngày Chủ Nhật. Sở dĩ tôi dài dòng như vậy là bởi vì muốn dẫn dụ bạn đọc cùng suy luận theo lối "drama queen" của tôi... hi hi... Tôi cho rằng có lẽ nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo sau khi viết vài khuông nhạc đầu tiên vào khoảng năm 1968 cũng đã cảm thấy "rờn rợn" một điều gì đó. Nếu không thì tại sao bỗng dưng chú Bảo lại đưa cho ông anh họ của mình là nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan của mình viết tiếp? Có lẽ nhờ "nội công" của chú Nhan tôi, người mà ngày nay vẫn được mệnh danh là "Hoàng Lão Tà Tà" trong giới văn nghệ võ lâm - đã hoá giải được "định mệnh" của bản nhạc. Chú Nhan cho rằng đoạn nhạc đầu hay nhưng buồn quá, nên đã đề nghị với chú Bảo được viết tiếp phần điệp khúc với giai điệu... “rộn ràng hơn” (nguyên văn). Nhưng rồi "con tạo xoay vần" thế nào mà mãi đến năm 2017, tức là gần "nửa thế kỷ" sau, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo mới hoàn tất lời nhạc. Vì vậy, ngoài hai chữ "định mệnh" tôi không có lý giải nào khác hơn. Tôi lùng kiếm trên YouTube và tìm ra được 3 phiên bản khác nhau như sau:
Giọng hát Hoàng Khai Nhan (uploaded 12/2018)
Giọng hát Thu Vàng (7/2018)
Giọng hát Diệu Hiền (8/2019 - mới nhất)Nếu như bạn cũng yêu thích "drama" như tôi, có lẽ bạn sẽ thấy phiên bản giọng hát Hoàng Khai Nhan và tiếng đàn đệm dương cầm của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo nghe "rờn rợn" gần với phiên bản gốc của Rezso Seress nhất... Ha ha! Còn nếu như bạn "yếu bóng vía" và yêu mến sự nhẹ nhàng thanh thoát, xin mời thưởng thức hai giọng ca nữ "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười." Hãy cùng tôi lắng nghe giai điệu điệp khúc "rộn ràng..."
Lời thiên thu đang réo gọi cho ngàn xưa xoá tan đi ngàn sau. Hỡi những người đang ngậm ngùi "chiêu niệm," tiễn biệt một tình yêu không thể tránh khỏi những buồn đau, nhưng xin đừng vì thế mà "My heart and I have decided to end it all." Thay vào đó, xin hãy tin tưởng rằng có một "định mệnh" dành cho mỗi cuộc tình trong đời...
Để lại trần gian ngất ngây
DiễmAugust 10, 2019
|
Mộng Dưới Hoa
Thơ: Đinh HùngNhạc: Phạm Đình ChươngHát: Hoàng Khai NhanThu thanh, mix, thực hiện video: Hoàng Khai NhanMời thưởng thức:
|
Em Tôi (Lê Trạch Lựu)
Em TôiNhạc và Lời: Lê Trạch LựuHát & Thực hiện video: Hoàng Khai NhanClick to play! |
Lê Trạch Lựu Viết Về Bài Hát "Em Tôi"Thắm NguyễnSưu tầm: Lê Ngọc Phượng
( Source: Để Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Lê Trạch Lựu )
Năm 1946 là năm tôi đi trại hè Sầm Sơn, đi với đoàn Hướng Đạo, cùng nhiều đoàn khác, tập trung tại sân ga Hà nội. Tôi thoáng thấy một cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã, có đôi mắt đẹp tuyệt vời. Không hiểu sao tôi thấy tôi như choáng váng, má tôi nóng bừng như lên cơn sốt; lần đầu tiên tôi thấy tôi có cái cảm giác lạ lùng này. Nhà đoàn tôi "đóng trại" to lớn, rộng rãi, đó là những biệt thự nghỉ mát của bọn Pháp thuộc điạ bỏ lại, trước nhà là bãi biển mênh mông, sau nhà có một cái giếng. Trưa nào tôi cũng thấy cô gái ấy, đội nón, dưới nắng chang chang rũ áo. Tôi ngồi bên cửa sổ nhìn cô ta. Thỉnh thoảng cô nàng ngửng đầu lên, vành nón che đôi mắt, nhưng tôi biết là cô ta đang nhìn tôi. Thú thật, tim tôi đập thình thình. Chao ơi, yêu đương là như vậy hay sao? Đây là một rung động đầu tiên, nào đâu tôi có biết cảm giác này từ thuở ra đời! Về Hà Nội tôi tìm nhà cô ta, vì có duyên nên tìm được ngay, cô ta ở gần nhà tôi. Bây giờ ta phải tìm biết tên cô ta nữa! Chiều nào tôi cũng đi qua nhà cô, để nhìn vào nhà, tìm lại đôi mắt đẹp. Tôi thấy có nhiều cậu trai cỡ bằng tuổi tôi đi qua đi lại trước cửa nhà, như tôi. Lúc đó tôi cũng thấy hơi hơi lo... sợ mất! Nhưng may cho tôi, hồi ấy có một chú bé đi theo tôi hoài, hỏi ra là chú Mỹ, em cô Phượng. Trời ơi là trời, đất ơi là đất! Chúng tôi đi chơi với nhau. Một hôm, tôi viết một lá thư và mạnh dạn tôi hăng hái ra đi, nhưng chiều hôm đó tôi không thấy cô ta ra đứng ngoài cửa hóng mát. Rồi chiều hôm sau, chiều sau nữa. Thế rồi một chiều nào đó, tôi lại thấy cô ta đứng rũ tóc bên thềm. Tìm đủ nghị lực, tôi sán gần cô ta, tay đưa lá thư, miệng lắp bắp một câu: "Phượng... Phượng cầm... cầm lấy cho... cho... tôi... tôi... lá thư này..." Rồi xong, tôi cắm đầu đi mất, không dám quay lại, sợ nhìn thấy hoặc cô ta xé lá thư, hoặc quẳng xuống lề đường... tôi sẽ mắc cỡ... Để đỡ cho cái nặng nề đó, tôi tìm cách nói khéo với chú Mỹ, chú bằng lòng ngay. Thế là chú thành con chim xanh của tôi. Chiều nào chú cũng để một lá thư lên bàn. Bẩy tháng trời tôi viết đều đều, gần bẩy chục lá thư mà vẫn không thấy trả lời. Tôi đau khổ quá không biết cô ta có yêu tôi không, tại sao cô ta không trả lời tôi, dù thuận dù không... Lúc bấy giờ tôi mới biết là tình yêu, thế nào là đợi chờ, là có nhiều đau khổ. Héo hon con người. Thế rồi một hôm chú Mỹ tất tưởi chạy đến nhà tôi, đưa cho tôi một lá thư, hôm đó là một tuần trước ngày kháng chiến toàn quốc, tôi bồi hồi cầm lá thư, ở một góc có đề: "Xin Trạch Lựu đừng giận Kim Phượng mà xé lá thư này..." Tôi mở ra, đọc từng hàng chữ đều đều, tròn tròn, vuông vắn. Phượng nói yêu tôi từ ngay lúc đầu... nhưng muốn thử lòng tôi để xem tôi có phải là người đứng đắn, rồi nói rằng ngày mai Phượng đi tản cư... ở Hà Ðông, cách làng tôi mấy làng... Tôi bàng hoàng như tỉnh một giấc mơ lâu dài chờ đợi từ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Thế là hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà Nội qua làng tôi tới làng tạm trú của gia đình nàng, chúng tôi đi chơi dọc dòng sông Nhuệ cùng chú Mỹ. Mẹ của Phượng, bà cụ nhìn chúng tôi âu yếm từ đằng xa... Đi chơi cùng nhau hết cả buổi chiều, tôi không dám cầm tay Phượng. Tôi ân hận tới bây giờ. Tôi trở về thành, thế rồi chiến tranh, ba năm sau tôi sang Pháp. Không rõ Phượng ở đâu, tôi vẫn nhớ Phượng hoài. Một hôm trong trường, cái nhớ nó làm tôi điên đầu... trong giờ Etude cuối lớp có anh chàng Trần Bích Lan Nguyên Sa đang đọc Socrate hay sao, bên phải gần cửa sổ Hoàng Anh Tuấn... không biết hắn làm gì, chắc đang làm thơ, tôi cầm cây đàn bấm bấm... hai ngày sau thành bài "Em Tôi"... cả nhạc lẫn lời. Chủ nhật ra Paris, đường Volontaires, sau bữa cơm trưa, quây quần với nhau, trong đó có Anh Tuấn, Thi Liên, Thoa em gái Nguyên Sa về sau lấy Trần đình Hòa, Bội Liên đã nhận được bài tôi gửi tới trường, hồi đó cô ta có yêu tôi, nhưng tôi tránh vì cô ta con nhà giầu... Bội Liên dạo nhạc trên mấy phím ngà... Nhạc "Em Tôi" vang lên khắp cả căn phòng, tôi tê tái nghe nhạc tôi, tôi thấy là lạ, chưa quen... vì mỗi lần tôi đã nghe trong tôi hay nghe cây đàn bên tôi nói với tôi, bây giờ những ngón tay ngà chạy qua phím đàn đến với tôi, tôi như ngỡ ngàng đi vào cơn mê... Thế rồi tôi chép lại nhạc và lời trên trang giấy học trò, trên những giòng như đã kẻ nhạc, tôi gửi tới nhà xuất bản Tinh Hoa... Những tháng năm qua... Rồi một hôm tôi tìm ra điạ chỉ của Phượng tôi viết về cho chú Mỹ, Mỹ trả lời tôi: "Em nhận được thư anh, thế là anh vẫn mạnh, chị Phượng đợi anh trong một năm dài, thấy anh không về, tưởng anh chết, rồi ba năm sau chị Phượng để tang anh. Nhiều người đến hỏi chị, chị chỉ lắc đầu. Chị vẫn đợi anh, nhưng hôm qua chị Phượng đi lấy chồng, chị đã 26 tuổi rồi, ngày ngày thầy me thúc dục." Thế là tôi cắt đứt, để Phượng đi lấy chồng cho êm thấm, có bổn phận với chồng với con. Tôi không muốn ám ảnh Phượng nữa để cho nàng yên phận.
Sáu chục năm rồi vẫn nhớ em, Sáu chục năm sau, tôi được biết tin một người bạn cùng trường năm xưa, anh Nguyễn Thiệu Giang viết cùng một tờ báo với tôi hồi đó cùng Thanh Nam, tôi có nhờ anh ta đến căn nhà cũ, anh nói Phượng không còn ở đấy nữa. Nhưng có cho tôi số phone, tôi gọi Phượng, đầu giây Phượng trả lời, tôi nói là tôi, cô ta nhắc đi, nhắc lại ba lần, "anh Lê Trạch Lựu hả, anh Lê Trạch Lựu hả," như không tin là có thật. Khi tôi bảo là tôi thì Phượng òa ra khóc. Nói chuyện cùng nhau hơn nửa tiếng, sau những lúc ân cần hỏi han. Phượng có nói, anh ấy có theo đuổi Phượng trong bốn năm trời, Phượng bảo Phượng có người, anh ta cứ đeo đẳng, Phượng có nói với anh ấy chuyện Phượng và anh. Anh ta chịu là trong lòng Phượng có một người. Tôi xin thành thật cảm ơn Phượng, tình yêu Phượng cho tôi. những năm đợi chờ, đau khổ. Một lúc sau tôi hỏi Phượng: "Thế Phượng còn giữ mấy lá thư ấy không?" Tôi muốn tìm hiểu văn thời 16 tôi viết ra sao, chắc là lủng củng lắm. Phượng trả lời tôi: "Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ. Mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm... viết dài lắm... Hôm nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may rằng con, cháu em bữa đó tụi nó không có nhà..."
Lê Trạch Lựu Và Mối Tình Theo Mãi Một Đời( Trích trong bài viết Em Tôi: Lê Trạch Lựu và mối tình theo mãi một đời của Lan Phương ) Mãi đến cuối năm 2009, 60 năm sau, ông liên lạc được một người bạn cũ từ bao năm ở lại Hà Nội, và chính người bạn này đã giúp nhạc sĩ họ Lê tìm ra số điện thoại của người xưa. Qua đường dây điện thoại ông đã gọi về thăm hỏi bà. Bà không thể tin là ông còn sống, nhắc đi nhắc lại 3 lần như ngỡ trong mơ “anh Lê Trạch Lựu đấy ư?”. Ông tâm sự tiếp: “Bây giờ chúng tôi nói chuyện với nhau. Tình ngày xưa xa lắc xa lơ. Cô đã đi lấy chồng, mà tôi đã lấy vợ, bây giờ chỉ coi nhau như bạn già thôi. Quí nhau, kính trọng nhau, chứ không nghĩ đến tình yêu ngày xưa nữa. Không thể nào lập lại thời đó được. Nhưng hai người vẫn rất quí nhau, tôi vẫn thường gọi cho cô, hay cô có gọi tôi, nhưng mà ăn nói như hai người bạn thân thôi.” Từ ngày rời Hà Nội năm 1951, nhạc sĩ họ Lê chưa một lần trở lại quê hương. Ông lập gia đình với một người vợ Pháp, gốc Ba Lan, mà theo lời ông thì bà là người rất đẹp, đoan trang, miệng cười tươi như hoa, và ông nhận là số ông may mắn, từ người yêu đến người vợ ai cũng đoan chính. Thời còn trẻ cũng có người bạn rủ ông về miền nam làm việc, và hãng thông tấn Pháp cũng muốn ông về để lập một cột trụ ở bên đó, nhưng nhạc sĩ họ Lê tâm sự: “Tôi nghĩ rằng hồi đó tôi có đứa con nhỏ nhất mới 3 tuổi, nếu tôi về Việt Nam tôi sẽ mê một cô Việt nam, tôi sẽ lấy cô Việt Nam, sống với cô Việt Nam thì tôi sẽ không trở lại Pháp nữa. Tôi tự nghĩ: mình sinh ra con, mình không nuôi con, mình bỏ nó, sung sướng với cuộc sống của mình, rồi sau này con mình nó nhìn mình bằng cách gì mình không thể sống được. Vì thế tôi không đi. Mà nếu tôi đi, thì cũng không thể trở về được, nghề của tôi là ra chiến trường quay phim. Tôi vui thích với nghề đó lắm, mà có thể chết được, nên về thì không thể nào trở lại được nữa.” Trong buổi nói chuyện với nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, năm đó đã trong lứa tuổi bát tuần, ông có cho biết về những sáng tác khác của ông, những ca khúc đã bị cái bóng của “Em Tôi” che mờ: “Nhạc của tôi người ta không biết nhiều, người ta chỉ biết đến ‘Em Tôi’ thôi. Ở Hà Nội, ông Thẩm Oánh có ra một bài của tôi là bài ‘Thôn Chiều’, ông ấy quí bài đó lắm. Sang Pháp, nhớ quê hương, tôi làm bài ‘Nhớ’ được trình bày trên đài phát thanh Hà Nội, và Sài Gòn sau này. Bài thứ ba là bài ‘Em tôi’. Bài ‘Em Tôi’ được người ta quí trọng nó quá nên thên hạ quên mất ‘Nhớ’ và ‘Thôn Chiều’.” Khoảng 20 năm sau khi “Em Tôi” ra đời, vẫn nỗi nhớ người xưa, nhạc sĩ họ Lê đã sáng tác “Cành Mai Tóc Ngắn”. Cũng trong buổi nói chuyện, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu có lời nhắc những ai yêu mến ông xin để ý cho 3 chỗ trong lời nhạc của bài “Em Tôi” mỗi khi hát:
Xin cảm ơn nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, cảm ơn “Em tôi,” cảm ơn cả người xưa đã là nguồn cảm xúc để nhạc phẩm trữ tình này hiện hữu.
Thắm Nguyễn |