Màu Tím Hoa Sim (Hữu Loan)

Màu Tím Hoa Sim

Thơ: Hữu Loan

Diễn ngâm: Hoàng Khai Nhan



Hình ảnh: Đinh Văn Linh

Thu âm, Mix, Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan


Màu Tím Hoa Sim

thơ Hữu Loan

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng… có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái

Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân…

Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo

Tôi ở đơn vị về, cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại

Nhỡ khi mình không về
thì thương người vợ chờ… bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương

Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh, ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa…

Một chiều rừng mưa
Ba người anh từ chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng

Gió sớm thu về gờn gợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên, ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về… cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt

Có ai ví
như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu

Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím, có chiều hoang biết
Chiều hoang tím, tím thêm màu da diết…

Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa...

Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Hữu Loan





🌹LỜI TỰ THUẬT CỦA HỮU LOAN

Tác Giả “MÀU TÍM HOA SIM”

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học.

Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và… tôi – Nguyễn Hữu Loan.

Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái-Thị Ngọc-Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới. Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.

Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ”Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy, nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non.” Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn. Những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt…

Có lần tôi kể chuyện ”bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe. Không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành…

Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng.

Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu.” Em không chịu, nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi.

Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi: “Thầy có thích ăn Sim không?” Tôi nhìn xuống sườn đồi tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ...

Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng. “Thầy ăn đi.” Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: “Ngọt quá.”

Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả Sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả Sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì… tím đỏ một màu Sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!

Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá Sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… Em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đến ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ.

Chín năm sau, tôi trở lại nhà… Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp…

Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ”soạn kịch bản.”

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ”Yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả.”

Tôi cao ráo, học giỏi, làm thơ hay… lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.

Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn là cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại… Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: Vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống). Vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại cho tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi. Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn!

Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra.

Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:

"Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội,
"Những em nàng có em chưa biết nói
"Khi tóc nàng đang xanh…
"Tôi về không gặp nàng…

Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.

Đó là bài thơ “Màu Tím Hoa Sim.”

Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu:

“Chiều hành quân, qua những đồi sim…
"Những đồi sim, những đồi hoa sim...
"Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết...
"Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…
"Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…
"Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”

Mất nàng, mất tất cả! Tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi “hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi.”

Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!

Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn.

Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng…

Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông…

Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý.

Cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được!

Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi…

Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài “Yên Mô” của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài “Chiếc Chiếu,” kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.

Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên Sư Đoàn Trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công.

Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.

Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no…

Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên.

Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.

Năm 1988, tôi ”tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự.

Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viet VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài "Màu Tím Hoa Sim" của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.

Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.

Màu Tím Hoa Sim

(Nguyên văn của tác giả)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
Hữu Loan

Source:
http://www.buctranhvancau.com/new-blog/2019/3/17/li-t-thut-ca-tc-gi-mu-tm-hoa-sim-hu-loan

______________
Huntington Beach, California, USA
2020-12-26





Đôi Bờ (Quang Dũng)

Đôi Bờ

Thơ: Quang Dũng

Diễn ngâm: Hoàng Khai Nhan



Đôi Bờ

Quang Dũng

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm Thu về một sớm mai?

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
Bên này em có nhớ bên kia?
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến
Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề.

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ

Xa quá rồi em người mỗi ngả
Đôi bờ đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Quang Dũng
1948





Đôi Mắt Người Sơn Tây (Quang Dũng) V2

Đôi Mắt Người Sơn Tây

Thơ: Quang Dũng

Diễn ngâm: Hoàng Khai Nhan

Thi sĩ Nguyễn Giang, ông bạn thân trên 50 năm của tôi viết (và tôi xin đăng lại ở dưới đây) sau khi anh đã nghe/xem version 1 của "Đôi Mắt Người Sơn Tây" tôi ngâm thơ, làm video, và gửi ra giới thiệu bạn bè cách đây mấy hôm. Anh Giang viết:

Có một tác giả ngoại quốc đã nói: "Mỗi người Việt Nam là một thi sĩ." Điều này không lạ vì ngôn ngữ chúng ta, với giai điệu ngũ cung, chẳng phải chỉ dùng để... ngâm thơ hay sao? Những "ngâm sĩ" tài danh như Hồ Điệp, Quách Đàm, Hoàng Thư, Tô kiều Ngân... nay chúng ta đã không còn nghe. Nhưng văn đàn hải ngoại may mắn vẫn còn vài giọng ngâm điêu luyện... Nhờ vậy, những người mê thơ như tôi mới có được những giây phút để thả hồn về quá khứ!..

Tôi chắc Hoàng Khai Nhan sẽ lần lượt cho chúng ta thưởng thức những áng thơ trác tuyệt như Đôi Bờ, Đường Khuya Trở Bước, Bao Giờ Em Lấy Chồng, v.v... và đôi bài Hành trong thi ca Việt Nam.

Những áng thơ khiến tôi nhớ lại những đêm xưa, năm nào, đã xa lắm như trong tiền kiếp... Ôm chiếc radio nhỏ, ép sát vào tai, lòng hớn hở bồi hồi nghe lời giới thiệu bất hủ của thi sĩ Đinh Hùng... "Đây Tao Đàn, tiếng nói của thi văn miền tự do, do Đinh Hùng phụ trách..."

Phần video (của Đôi Mắt Người Sơn Tây version hôm trước) rất đẹp và sáng! Nhưng giá Nhan cho xem vài đôi mắt làm say đắm lòng người thì... "mãn nhãn" hơn. Người thiếu nữ trong clip đẹp thì có đẹp, nhưng đôi mắt chưa đủ quyến rũ....tôi ! 😄😄😄😄

🌹 Vì thế hôm nay tôi làm lại video clip khác để chiều lòng bạn tôi. Xin kính mời quí vị cùng các bạn văn nghệ của tôi thưởng thức sau đây... xem những đôi mắt này đã đủ... say đắm lòng người chưa?!...

Hoàng Khai Nhan
Giáng Sinh 2020
Huntington Beach, California
2020-12-25




ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY 🎼🎶🌺

📖 Thơ: Quang Dũng

🎤 Giọng ngâm: Hoàng Khai Nhan

📷 Hình ảnh: Thanh Tâm photography

🎬 Thu âm, Mix, Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan




Đôi Mắt Người Sơn Tây

Quang Dũng

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vừng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan

Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng tôi nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ.

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Quang Dũng





Đôi Mắt Người Sơn Tây (Quang Dũng)

Đôi Mắt Người Sơn Tây

Thơ: Quang Dũng

Diễn ngâm: Hoàng Khai Nhan



Đôi Mắt Người Sơn Tây

Quang Dũng

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vừng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan

Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng tôi nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ.

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Quang Dũng





Món Quà "Kỳ Diệu"

Món Quà "Kỳ Diệu"

Bài viết của Rĩm Ròm

(Mùa Giáng Sinh 2020)


Tuy không còn "trẻ" nữa, Rĩm vẫn tin có Papa Noel, bởi vì Papa Noel là một người luôn sẵn lòng đem niềm vui đến cho người khác bằng cách này hay cách khác.

Giáng Sinh năm nay, mọi thứ đều thay đổi! Con trai xa nhà vừa ốm khỏi. Một vài người thân vướng lưới tình "Cô Vi." Một Giáng Sinh không tiệc tùng, không họp mặt... hic... ngay cả bài nhạc vốn Rĩm rất yêu thích được nghe hàng năm đó là bài "Baby, It's Cold Outside" (Frank Loesser) cũng bị biến tấu thành "Baby, It's Covid Outside" làm lòng Rĩm chùng xuống... nó mong chờ một điều... Kỳ Diệu!

Đó là tên một bài thơ của thi sĩ Nguyên Sa, đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc, nó tình cờ được nghe Nguyên Khang hát và rất yêu thích giai điệu tình ca du dương ấy.



Kỳ Diệu - thơ Nguyên Sa - nhạc Anh Bằng
Nguyên Khang hát


Vì vậy, lần theo từng nốt nhạc Rĩm muốn tìm đọc nguyên tác thơ và đã thảng thốt trước một áng thơ tình trác tuyệt! Thế là nó bèn lấy chiếc phone thông minh bấm lia lịa một tin nhắn gửi Papa Noel xin... quà.

Hôm nay, Rĩm đã nhận được món quà "Kỳ Diệu" trước Giáng Sinh và muốn hân hoan chia sẻ với tất cả bạn bè yêu thơ, yêu nhạc.



Kỳ Diệu - thơ Nguyên Sa
Hoàng Khai Nhan diễn ngâm


Cảm ơn Papa Noel Hoàng Khai Nhan, người không ngừng đem đến niềm vui cho người khác suốt bốn mùa với cung đàn, tiếng hát, với biết bao hình ảnh đẹp tuyệt vời, và đặc biệt là giọng ngâm thơ từng làm nức nở hồn người từ nửa thế kỷ trước nay vừa trở lại... lợi hại hơn xưa!

Chú Nhan "bật mí" rằng, chính cô Hiền, "Em Yêu Dấu Ơi" của chú, là người đã khuyến khích chú ngâm thơ trở lại. Cảm ơn cô Hiền!

Hy vọng món quà thơ "Kỳ Diệu" này "sẽ chở 'các bạn của tôi' đi vào quê hương thần thoại" của thi ca để quên đi nỗi sầu Covid.

Hy vọng món quà thơ "Kỳ Diệu" này sẽ lấp lánh như ánh sao mùa đông:

Cớ làm sao muôn tinh tú trong đêm
Bỗng rung động khi em cười rất nhẹ

Và hy vọng các bạn cũng... như tôi... sẽ đón nhận được niềm vui "bỡ ngỡ... xôn xao..." trong mùa Giáng Sinh:

Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ
Có xôn xao là núi lớn xôn xao!..

Rĩm Ròm (*) 😂
12/22/2020

(*) Cái tên do Papa Noel 🎅🏻 Hoàng Khai Nhan trêu tặng!



Bonus


Kỳ Diệu - thơ Nguyên Sa - nhạc Anh Bằng
Quốc Khanh & Lê Anh Quân (ASIA 62)




Kỳ Diệu (Nguyên Sa)

Kỳ Diệu

Thơ: Nguyên Sa

Diễn ngâm: Hoàng Khai Nhan



Kỳ Diệu

Nguyên Sa

Khi đám mây cao dừng trên nếp trán
Anh chợt nghe vỗ cánh chim bay
Trái thơm ngon nặng chĩu trên môi
Dòng suối lạ chẩy qua hơi thở

Bốn mùa xuân về đứng trên cơ thể
Ở giữa mầm lộc biếc và lá non
Anh đứng nghe âu yếm gọi tên em
Khi em đến nằm ngoan trên đồi cỏ

Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ
Có xôn xao là núi lớn xôn xao
Cánh tay anh, anh đã dặn nằm im
Đôi mắt anh đã trở thành tinh tú

Đứng thật xa để canh chừng giấc ngủ
Đứng thật cao như ngọn hải đăng
Anh canh chừng con thuyền lạ đi ngang
Sẽ chở em về quê hương thần thoại

Cả mái tóc đã thành rừng lo ngại
Mỗi chân tơ có mong nhớ xanh um
Khi môi anh nặng chĩu trái thơm ngon
Khi em đến mang theo dòng nhựa ngọt

Huyết quản thành sông chở linh hồn lá biếc
Cánh tay là cầu mang thương mến qua sông
Anh nghe thơ thức dậy tuổi mười lăm
Anh nghe em bước vào thơ sáng lạn

Em chớ hỏi: sóng đi trên biển lớn
Cớ làm sao thành nhã nhạc dâng lên
Cớ làm sao muôn tinh tú trong đêm
Bỗng rung động khi em cười rất nhẹ...

Nguyên Sa





Hai Sắc Hoa Ti Gôn (TTKH)

Hai Sắc Hoa Ti Gôn

Thơ: TTKH

Diễn ngâm: Hoàng Khai Nhan



HAI SẮC HOA TI GÔN

TTKH

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

Thuở đó nào tôi có hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy.”

_)_

Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đó thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ!

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng “một người.”

_)_

Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi…
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò...

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng?..

TTKH





Mấy Độ Tình Phai (Trà My Kim Hậu hát)

Mấy Độ Tình Phai

Sáng tác: Hoàng Khai Nhan

Ý thơ: Đắc Trung

Hòa âm & Phối khí: Trần Duy Đức



Tiếng hát: Trà My Kim Hậu

(Phòng nhạc Trà My KH - Nha Trang - Việt Nam)






From Facebook:




Cô Lái Đò (thơ Nguyễn Bính)

Cô Lái Đò

Thơ: Nguyễn Bính

Diễn ngâm: Hoàng Khai Nhan


CÔ LÁI ĐÒ


Xuân đã đem mong nhớ trở về,
Lòng cô gái ở bến sông kia.
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,
Trên bến cùng ai đã nặng thề.

Nhưng rồi người khách tình xuân ấy,
Đi biệt không về... với bến sông.
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi,
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông...

Xuân này đến nữa đã ba xuân,
Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần.
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi,
Cô đành lỗi ước với tình quân.

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong,
Cô lái đò kia đi lấy chồng.
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông...

Nguyễn Bính



Em Yêu Dấu (Hoàng Khai Nhan hát)

Em Yêu Dấu

Nhạc và Lời: Hoàng Khai Nhan

Hát, Thu âm, Mix, Video: Hoàng Khai Nhan






Tình Xưa (Vân Châu hát)

Tình Xưa

🎶 Sáng tác: Hoàng Khai Nhan

📖 Thơ: Đắc Trung



🎤 Tiếng Hát: Vân Châu

🎸 Guitarist: Thiên Ân

🎥 Thu âm, Mix, Video clip: Sơn Ca Studio

📷 Hình ảnh: Vân Châu

🎬 Thực hiện: Hoàng Khai Nhan







Chiêu Niệm Khúc (Vương Đức Hậu hát)

Nhạc: Hoàng Quốc Bảo & Hoàng Khai Nhan (viết năm 1968)

Lời: Hoàng Quốc Bảo (viết năm 2017)

Hòa âm: Hoàng Quốc Bảo & Quang Đạt (2017-2019)

Phối khí: Quang Đạt (8/2019)

Hình ảnh: Dương Quốc Định

Phim ảnh: Cherry Blossoms Blizzard by Discover Nippon

Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan (10/2020)



Vương Đức Hậu Hát Chiêu Niệm Khúc


Bản nhạc “Chiêu Niệm Khúc” được sáng tác năm 1968 bởi hai nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo và Hoàng Khai Nhan, khi hai anh còn rất trẻ ở tuổi thanh niên bắt đầu ngưỡng cửa đại học.

Qua những thăng trầm của cuộc đời, của thời cuộc chiến tranh, và theo vận nước nổi trôi, bản nhạc bị tác giả quên lãng. Do một tình cờ hiếm thấy, bản nhạc được tìm lại bởi nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, và anh đã đặt lời cho nó vào năm 2017, đúng 50 năm sau khi những giòng nhạc đã được hai nhạc sĩ sáng tác từ lâu!

”Chiêu Niệm Khúc“ có lẽ là bài hát có sự tích trôi nổi ly kỳ nhất trong âm nhạc Việt Nam tôi được biết!

Cùng với tâm tình và những kỷ niệm không quên của hai tác giả, bài hát này đã trở nên một trong những ca khúc hay nhất và được thương mến nhất của hai nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo và Hoàng Khai Nhan, vốn là hai anh em con chú con bác, đã cùng nhau chia sẻ bao vui buồn âm nhạc trong một khoảng thời gian thật dài của cuộc đời!..

Chiều tối hôm qua, với cơn lạnh bất ngờ và những ngọn gió mạnh như cuồng phong thổi đến Quận Cam, kèm theo trận hoả hoạn dữ dội làm cho trên 60 ngàn cư dân vùng Irvine (thành phố xưa thân yêu của gia đình tôi!) phải di tản, tôi hân hạnh được nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan mời đến nhà để thu bài hát “Chiêu Niệm Khúc!“ Âu cũng là một ngày đặc biệt để tôi góp phần vào sự tích ly kỳ của bài hát!

Xin mời quý bạn văn nghệ của chúng tôi thưởng thức “Chiêu Niệm Khúc" với sự tích có một không hai: Lời nhạc được đặt 50 năm sau những giòng nhạc được sáng tác này nhá!

Vương Đức Hậu
Oct 27, 2020
Huntingon Beach, California



Below is Soundtrack with Melody (Female):

Below is Soundtrack with Beat Only (Female):

Below is Soundtrack with Beat Only (Male):





Ơ Kìa Cô Bé (Tác Giả Hát)

Nhạc: Hoàng Khai Nhan

Thơ: Đắc Trung

Hát: Hoàng Khai Nhan

Hòa âm & Phối khí: Trần Duy Đức

Video: Hoàng Khai Nhan







"Ơ Kìa Cô Bé" Soundtrack (C#)
Trần Duy Đức hòa âm và phối khí




Click on the music sheet below to view its original version.
Then right-click on it to download/save the sheet to your computer!



Please leave your comments below.
Thank you so much for your time!


Vẫy Chào Sớm Mai (Quỳnh Dao hát)

Sáng Tác: Hoàng Khai Nhan

Hát: Quỳnh Dao

Hòa âm: Bảo Phúc

Video: Quỳnh Dao









Music Beat (Nhạc Nền):




Click on the music sheet below to view its original version.
Then right-click on it to download/save the sheet to your computer!





Please leave your comments below.
Thank you!


Buồn Nào Như Lá Bay (Xuân Lộc hát)

Nhạc & Lời: Hoàng Khai Nhan

Đàn & Hát: Xuân Lộc

Video: Xuân Lộc & Hoàng Khai Nhan






Click on the music sheet below to view its original version.
Then right-click on it to download/save the sheet to your computer!





Please leave your comments below.
Thank you so much for your time!


Tình Trầm (Diễm hát)

Nhạc & Lời: Hoàng Khai Nhan




Hát: DIỄM

Hòa âm & Ban Nhạc: Bảo Phúc

Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan







Music Beat (Nhạc Nền):




Click on the music sheet below to view its original version.
Then right-click on it to download/save the sheet to your computer!





Please leave your comments below.
Thank you so much for your time!


Bản Thánh Ca Mùa Xuân (Vân Châu hát)

Bản Thánh Ca Mùa Xuân

Nhạc: Hoàng Khai Nhan

Lời: Phan-Lạc Giang-Đông



Hát: Vân Châu

Bè phụ họa: Nhóm Bè Cadillac

Hình ảnh: Vân Châu




Bản Thánh Ca Mùa Xuân (MUSIC BEAT)



Bản Thánh Ca Mùa Xuân (P1)


Bản Thánh Ca Mùa Xuân (P2)





Buồn Nào Như Lá Bay (Diễm hát)

Buồn Nào Như Lá Bay

Nhạc và Lời: Hoàng Khai Nhan

Tiếng hát: Diễm



Hòa âm & Ban nhạc: Bảo Phúc

Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan



Buồn Nào Như Lá Bay - Music Beat (E Major)





Hoàng Khai Nhan bắt đầu làm thơ từ 1959, 1960 khi còn là cậu học trò tỉnh nhỏ. Thuở ấy thơ anh thường đăng trên Tiểu Thuyết Tuần San và Nguyệt San Thời Nay.

Năm 1963, anh theo gia đình vào Sài Gòn và đi học tại trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Anh từng là trưởng ban biên tập cho báo của trường. Thời gian này anh có chép tay dăm bài thơ gửi lên ban Tao Đàn tặng thi sĩ Đinh Hùng và đã được thi sĩ giới thiệu ngay ba bài trong chương trình Tao Đàn tuần ấy qua ba giọng ngâm hàng đầu Hồ Điệp, Hoàng Thư và Quách Đàm.

Nếu đêm hôm ấy thi sĩ Đinh Hùng giới thiệu đúng tên của anh thì chắc anh sẽ không có duyên gia nhập ban Tao Đàn! Lúc ấy Đinh Hùng giới thiệu tác giả của 3 bài thơ là Hoàng Khải Nhân! Cho nên một tuần sau, cậu học trò nhỏ đến đài Saigon tìm gặp thi sĩ Đinh Hùng để... đính chính tên thật và đúng của mình là Hoàng Khai Nhan chứ không phải Hoàng Khải Nhân!

Được diện kiến bằng xương bằng thịt cậu học trò tác giả 3 bài thơ đã ngâm trên đài, nhà thơ Đinh Hùng nẩy ra ý định... thử giọng ngâm thơ của HKN. Được nhạc sĩ Dương thiệu Tước đệm đàn và Tô Kiều Ngân đệm sáo, HKN đã ngâm thử vài câu cho thi sĩ Đinh Hùng nghe. Nhà thơ Đinh Hùng đã rất hài lòng, ông liền mời HKN cộng tác trong chương trình “Thơ Văn Tao Đàn” của đài phát thanh Saigon từ ngay lần đầu gặp gỡ.

HKN đã cộng tác với ban Tao Đàn từ 1964 đến năm 1967, năm thi sĩ Đinh Hùng qua đời.

Hoàng Khai Nhan bắt đầu viết nhạc từ những năm 1962, 1963, và những bản nhạc đầu tay đã được tuần tự ra đời!

Ca khúc “Buồn Nào Như Lá Bay" được sáng tác năm 1969. Ca nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo là người đầu tiên đã trình bày nhạc phẩm này trong những chương trình nhạc ông phụ trách trên đài Sài Gòn và đài Quân Đội thời bấy giờ. Ca khúc liền được yêu chuộng ngay từ đấy. Qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu của quê hương yêu dấu, của những mảnh đời tỵ nạn nơi xứ người, bài hát vẫn được ái mộ, yêu thương trong âm nhạc Việt Nam và là một trong những bản nhạc xuất sắc nhất của nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan.

Thân mời các bạn thưởng thức bài hát "Buồn Nào Như Lá Bay"

09/16/2020
Vương Đức Hậu





Buồn Nào Như Lá Bay (Vương Đức Hậu hát)

Buồn Nào Như Lá Bay

Nhạc và Lời: Hoàng Khai Nhan

Tiếng hát: Vương Đức Hậu



Hòa âm & Ban nhạc: Bảo Phúc

Thu âm & Mix: Hoàng Khai Nhan

Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan



Vương Đức HậuHoàng Khai Nhan
Ngày thu Buồn Nào Như Lá Bay
(Huntington Beach - 15 Sep 2020)



Buồn Nào Như Lá Bay - Music Beat (E Major)





Hoàng Khai Nhan bắt đầu làm thơ từ 1959, 1960 khi còn là cậu học trò tỉnh nhỏ. Thuở ấy thơ anh thường đăng trên Tiểu Thuyết Tuần San và Nguyệt San Thời Nay.

Năm 1963, anh theo gia đình vào Sài Gòn và đi học tại trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Anh từng là trưởng ban biên tập cho báo của trường. Thời gian này anh có chép tay dăm bài thơ gửi lên ban Tao Đàn tặng thi sĩ Đinh Hùng và đã được thi sĩ giới thiệu ngay ba bài trong chương trình Tao Đàn tuần ấy qua ba giọng ngâm hàng đầu Hồ Điệp, Hoàng Thư và Quách Đàm.

Nếu đêm hôm ấy thi sĩ Đinh Hùng giới thiệu đúng tên của anh thì chắc anh sẽ không có duyên gia nhập ban Tao Đàn! Lúc ấy Đinh Hùng giới thiệu tác giả của 3 bài thơ là Hoàng Khải Nhân! Cho nên một tuần sau, cậu học trò nhỏ đến đài Saigon tìm gặp thi sĩ Đinh Hùng để... đính chính tên thật và đúng của mình là Hoàng Khai Nhan chứ không phải Hoàng Khải Nhân!

Được diện kiến bằng xương bằng thịt cậu học trò tác giả 3 bài thơ đã ngâm trên đài, nhà thơ Đinh Hùng nẩy ra ý định... thử giọng ngâm thơ của HKN. Được nhạc sĩ Dương thiệu Tước đệm đàn và Tô Kiều Ngân đệm sáo, HKN đã ngâm thử vài câu cho thi sĩ Đinh Hùng nghe. Nhà thơ Đinh Hùng đã rất hài lòng, ông liền mời HKN cộng tác trong chương trình “Thơ Văn Tao Đàn” của đài phát thanh Saigon từ ngay lần đầu gặp gỡ.

HKN đã cộng tác với ban Tao Đàn từ 1964 đến năm 1967, năm thi sĩ Đinh Hùng qua đời.

Hoàng Khai Nhan bắt đầu viết nhạc từ những năm 1962, 1963, và những bản nhạc đầu tay đã được tuần tự ra đời!

Ca khúc “Buồn Nào Như Lá Bay" được sáng tác năm 1969. Ca nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo là người đầu tiên đã trình bày nhạc phẩm này trong những chương trình nhạc ông phụ trách trên đài Sài Gòn và đài Quân Đội thời bấy giờ. Ca khúc liền được yêu chuộng ngay từ đấy. Qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu của quê hương yêu dấu, của những mảnh đời tỵ nạn nơi xứ người, bài hát vẫn được ái mộ, yêu thương trong âm nhạc Việt Nam và là một trong những bản nhạc xuất sắc nhất của nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan.

Thân mời các bạn thưởng thức bài hát "Buồn Nào Như Lá Bay"

09/16/2020
Vương Đức Hậu





Chiêu Niệm Khúc (Bích Huyền hát)

Nhạc: Hoàng Quốc Bảo & Hoàng Khai Nhan (viết năm 1968)

Lời: Hoàng Quốc Bảo (viết năm 2017)

Hát: Bích Huyền (8/2020)

Guitarist: Phi Võ



Bích Huyền Hát Chiêu Niệm Khúc

Hình ảnh: Cổ Trang từ Internet

Phim ảnh: Aqua Geo Graphic

Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan (8/2020)